---
Bài viết này là tổng kết lại một số kinh nghiệm cá nhân trong quá trình dạy và học IELTS của bản thân, trong đó có một số quan điểm cá nhân, nên có gì sai sót mong được bỏ qua.
Trong bài thi writing IELTS, để có thể có một bài viết hấp dẫn thì một yếu tố đặt ra là ideas. Ideas là một yếu tố khá quan trọng, nó thể hiện khả năng tư duy logical thinking của các bạn, từ đó giúp các bạn ăn điểm phần task achievement, cũng như coherence & cohesive ở bài thi viết task 2. Nhiều người cho rằng coherence & cohesive chỉ cần dùng các câu dẫn, các từ cohesive devices là đủ, nhưng đấy là sai lầm, bởi tính mạch lạc và kết cấu của một bài essay còn thể hiện qua cách các ideas hỗ trợ cho nhau ra sau, liên kết thế nào, hợp lý ra sao. Không ai có thể chấp nhận một bài essay nói ngược từ cuối lên đầu cả.
Trong thi speaking IELTS, đặc biệt là phần thi part 3, đây là lúc các bạn cần thể hiện khả năng tranh luận của mình. Tức là với các câu hỏi, nên cố gắng hết sức để trả lời được 2 mặt của vấn đề được nêu ra trong câu hỏi. Điều này cần có một lượng ideas dồi dào bên cạnh lượng từ vựng hay phát âm hoặc ngữ pháp để lấy điểm cao.
Vậy học ideas thế nào?
Thứ nhất, cách học ideas để dễ nhớ nhất đó là đọc sách, đọc sách bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh đều giúp các bạn tăng được vốn sống, vốn kiến thức, khả năng tu duy lô gic, vấn đề là đọc sách nào. Theo quan điểm của mình thì nên đọc tốt nhất là các sách về lịch sử, chính trị, địa lý, sách kỹ năng, sách về các danh nhân. Tiểu thuyết chỉ là lựa chọn để các bạn tăng khả năng đọc hoặc từ vựng, hoặc ngữ pháp của mình mà thôi.
Cách học ideas thứ hai đó là sử dụng các cuốn sách về ideas cho IELTS đang có trên mạng. Đó là các cuốn sách tổng hợp essay, ví dụ tiêu biểu là cuốn essay của Mat Clark. Bên cạnh đó, một cuốn sách không thể thiếu trong hành trang cho người học IELTS đó là cuốn “Ideas for IELTS” của tác giả Simon, một cuốn sách không thể tuyệt vời hơn bởi lối viết rất ngắn gọn, xúc tích, và đặc biệt là lượng collocations cực kỳ lớn.
Tiếp theo, cách học ideas thứ ba mà theo mình là cách học rất tuyệt và hay đó là đọc báo, tạp chí. Đọc news là cách cập nhật tin tức cho chính các bạn, ngoài ra, trong news, các tác giả thường là người bản xứ có học thức cao, họ sẽ sử dụng rất nhiều các collocations. Các kênh báo chí tốt nhất nên là báo chí của người bản xứ, tránh đọc báo tiếng Anh của các nước khác như Việt Nam, Trung Quốc (đặc biệt nên tránh), …. Một số tờ báo hay nên đọc là BBC, CNN, NYTimes, guardian.uk, ….
Một nguồn dành để tham khảo ideas cực hay, đó là các trang web chuyên về debate. Đây là các trang web đưa ra các topic đang nổi trội trong mọi mặt của cuộc sống, rất nhiều vấn đề nổi cộm, nóng hổi, và sẽ có những người vào tranh luận. Đây hầu hết không phải là các diễn đàn tạp nham, người có quyền viết bài viết để phản biện đều là các nhà báo, các giáo sư tại trường đại học, các doanh nhân, vì thế, khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt, cách dùng từ, ý tưởng, sự logic trong bài của họ là điều không thể bàn cãi, do vậy, các bạn có thể tham khảo không chỉ là ideas, đây thực sự là mỏ vàng để các bạn khai thác cho bài viết của mình. Một số trang web mình sẽ liệt kê ở phía dưới, đây là các trang mình thường đọc như là một cách để giải trí, các bạn có thể tìm thêm bằng cách search từ “debate” trên google nhé.
Cuối cùng, ideas và debate skills, học chúng bằng cách đọc, là rất tốt cho việc luyện viết của các bạn, còn trong speaking thì sao? Các bạn cần nhớ, chúng ta thi speaking IELTS, nhìn chung, tổng thời gian cho cả 3 phần là từ 12 tới 15 phút. Do đó các bạn không thể dùng các từ khủng, từ quá dài, cách dẫn dắt dài dòng kiểu văn viết bởi trí lực là có hạn, khó mà có thể nghĩ ra nhiều từ dài và khó trong thời gian eo hẹp như vậy. Hơn nữa người bản xứ – ngoại trừ trường hợp đặc biệt trang trọng – người ta cũng không thích các cách diễn đạt kiểu văn viết trong văn nói. Mình xin giới thiệu với các bạn một cách để học khả năng debate cho speaking, đó là sử dụng 2 nguồn sau.
Các talk show, các talk show là nơi mà nhân vật chính, thường là các chính trị gia, doanh nhân, người thành đạt, người nổi tiếng, tới để bàn luận về vấn đề nào đó, do vậy khả năng sử dụng ngôn từ của họ thì các bạn không cần phải nghi ngờ rồi. Ý tưởng của họ thì cũng là điều không cần bàn cãi. Cái mà mình khuyên các bạn nên để ý, đó là intonation của họ khi họ muốn đưa ra lời tranh luận. Đồng thời để ý thật kỹ các từ ngữ mà họ dùng, bao gồm: signal words và collocations. Hầu hết đều rất đơn giản, chứ không có các phrases phức tạp dài dòng đâu nhé. Một talk show mình hay xem đi xem lại là các show của Winfrey Oprah cho giọng Mỹ, và show “Over to you” của BBC cho giọng Anh. Tất cả đều có thể tải tại mục podcast của Itunes.
Nguồn thứ 2, các presentation, đặc biệt là trên TED có rất nhiều. Đây đều là các video mà các doanh nhân, người nổi tiếng nói về vấn đề nào đó, thậm chí có thể có tranh cãi với khán giả.
Nguồn tiếp theo là các bài giảng – lecture – của các giáo sư tại các trường đại học, một nguồn mà các bạn nên tham khảo là của Harvard. Mình thì thích xem lecture về để tài “What the right things to do” của giáo sư ngành triết học của Harvard, các ví dụ rất thú vị, cách đưa example, đưa các arguments cũng rất là formal luôn. Đặc biệt, cách xây dựng bài, “bật” giáo sư của các bạn sinh viên cũng rất thú vị, cách họ dùng từ, đưa ra nhận định cũng vô cùng sắc xảo mà lại đơn giản. Các bạn có thể xem để học cách lập luận cho IELTS cũng như cho việc học tập sau này nếu bạn có định hướng đi du học.
Danh sách các trang web debate nổi tiếng
- http://www.nytimes.com/roomfordebate - đây là một trang web debate cực chất nhưng cũng cực kỳ đau đầu trong việc đọc và hiểu hết những gì mà các tác giả viết. Thông thường, những người tranh luận đều là những cây bút xuất sắc của NYTimes, hoặc là các giáo sư nổi tiếng của các trường ĐH, nên văn phong họ viết là cực kỳ academic, tất nhiên, đây là trên báo chí nên có nhiều chỗ không được formal cho lắm. (báo chí thường sử dụng xen lẫn cả các ngôn ngữ bình dân, ví dụ phrasal verbs). Các comment của người đọc cũng có thể đáng tham khảo về mặt ideas hay cách sử dụng tiếng Anh trong văn viết hàng ngày, văn nói và trên Internet.
- http://idebate.org/ - trang này là một kho khá lớn các vấn đề được đưa ra để debate hoặc discuss. Phần debate và discussion được tách riêng ra. Mục discussion thường là các bài viết của các thành viên trên trang này (member bình thường). Họ viết để tranh luận với các bài trong mục debate hoặc một vài bài báo nào đó. Do đây là do người đọc viết nên khó tránh khỏi việc từ vựng dùng đơn giản, thi thoảng sai ngữ pháp, nhưng đáng để tham khảo về mặt logical thinking và từ vựng cũng như ideas, đặc biệt, mình rất thích cách sắp xếp ideas của anh bạn tên là Alex Helling – một member rất tích cực. Đồng thời họ cũng liệt kê danh sách các bài báo mà họ discuss, nên bạn có thể theo dõi và tham khảo. Mục debate thì được phân chia thành Point For – Point Against. Mỗi mục thường có 5 bài viết, đều là những bài có giá trị cao. Đồng thời các bạn có thể discuss luôn về topic đó, hay bài viết nào đó.
- http://www.procon.org/ - trang này được phân chia ra thành các mảng, nhưng cũng không thực nhiều chủ đề. Có điều mình thấy trang này hay ở chỗ các bài viết ngôn từ khá dễ hiểu, diễn đạt không rườm rà tốt cho cả speaking lẫn writing theo văn phong academic chuẩn.
- http://www.debate.org/ - đây là trang có cơ sở dữ liệu thuộc loại khủng, có thể thấy ngay qua phần Debate categories, chúng được phân chia theo các mảng, rất dễ tìm. Đây là một trong các trang web mình hay ghé thăm nhất bên cạnh 2 trang đầu.
- http://goinswriter.com/ - trang này là blog của một young traveler writer. Ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, nhưng không nhiều chủ đề đa dạng lắm, ngoài ra thì mình thấy anh này có nhiều lúc có cái nhìn hơi quái và tiêu cực.
”Dành tặng VIC và một người bạn đặc biệt đã ở bên cạnh tôi khi tôi muốn bỏ cuộc với IELTS.”
By Duc Thang Bui.
No comments :
Post a Comment