Thursday 8 May 2014

Viets Gamble Vainly on Appeasement in South China Sea

Beijng sends a deep sea drill ship deep into Vietnam’s coastal waters
[Bắc Kinh đưa một tàu giàn khoan biển nước sâu vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam]
Vietnam's Communist regime has hoped that deferential behavior might temper its giant northern neighbor's South China Sea ambitions. But by sending the deep sea drill ship Haiyang 981 to explore for oil just off Vietnam's central coast, Beijing has dashed that hope and posed a terrible dilemma for Hanoi.

The Vietnamese were the fiercest critics of China's expansive claim to sovereignty over the South China Sea (SCS) in 2009-2011, when Hanoi hoped to rally an Association of Southeast Asian Nations united front backed, at least implicitly, by US naval might. ASEAN's collective disinclination to challenge China left the US with no foundation for a robust policy in the South China Sea. Nor did Washington ever seem keen to offer defensive assurances to the non-Chinese claimants, not even to treaty allies in Manila.
Image courtesy of Asia Sentinel [2]
Under those circumstances, conciliation, however unpopular with public opinion, seemed more likely to sooth Beijing and induce restraint. Particularly since the Xi Jinping government was installed in November 2012, Vietnam's leaders have made a determined effort to patch up relations with their hulking neighbor.

While China enforced its claim to reefs within Philippine waters in 2012 and 2013, Hanoi's response was distinctly muted. When China sent a flotilla to plant a flag on the James Bank just off East Malaysia, Hanoi seemed unperturbed. When Chinese coast guard vessels swept Vietnamese fishermen from traditional fisheries near the disputed Paracel Islands, the fisheries hotline to Beijing did not hum with protest. When tensions flared between Japan and China over the Senkaku/Diaoyu Islands, Hanoi stayed studiously clear of even verbal involvement. When Manila asked Hanoi to join in suing China in the International Court of Justice, the Vietnamese government ducked.

Over the past two years, only two events -- both in June 2012 -- have provoked Hanoi to public wrath. The first was an egregious invitation to foreign oil companies by the Chinese National Offshore Oil Company (CNOOC) to bid for permission to explore blocks just off the Central Vietnam coast. The second was Beijing's establishment of "Sansha City" on a Paracels islet as the administrative and military center for Beijing's growing SCS presence.

When circumstances have permitted over these past two years, Vietnamese leaders have missed no opportunity to laud fraternal relationships with Chinese counterparts. Hanoi appears to have reasoned that relative detente was possible once Xi and his fellows had a good grip on the levers of power.

During the run-up to the generational succession in Beijing, Middle Kingdom chauvinists were strident in their anti-Vietnamese agitation. Hanoi doubtless hoped that as power settled at the center, Xi and his colleagues would instruct subordinates to throttle back anti-Vietnamese propaganda and eschew provocative actions. In earnest of its hopes for detente, Vietnamese internal security agencies stepped up pressure on dissident bloggers, a gesture to Beijing that did not succeed in stifling criticism of the regime's allegedly “soft” policy vis-a-vis China.

At the Shangri La Conference last September, Prime Minister Dung urged China and other participants to cooperate in "building strategic trust." Dung's eloquence was was warmly applauded but, now that the Haiyang Shiyou 981 has dropped anchor 120 kilometers off Vietnam's central coast, will any of Hanoi's long list of partners give more than lip service to Vietnamese protests?
Image courtesy of Asia Sentinel [2]

For Hanoi, difficult choices

News of the deepsea drilling rig's deployment broke on May 4, when a Vietnamese Foreign Ministry spokesman reacted to a routine warning to mariners issued by China's Marine Safety Administration. A map provided by the state oil company, PetroVietnam, showed the CNOOC vessel to be about 34 km south of Triton, the southwestern-most of the Paracel Islands group, and 221 kilometers due east of Ly Son Island (ironically the home port of the Vietnamese fleet that has for several hundred years fished the waters of the Paracels).

Haiyang Shiyou 981's deployment is "illegal and worthless" declared the Vietnamese spokesman, adding that the site is squarely on Vietnam's continental shelf.

Not so, says Beijing. The drilling site is "completely within the waters of China's Paracel Islands."

Hanoi rejects China's claim to sovereignty over the Paracels, a group of islets and reefs that sprawl across the sea south of Hainan Island and east of central Vietnam. Beijing ejected garrisons stationed on several of the Paracels by the Republic of Vietnam (the former Saigon regime) in 1974 and since then it has exercised increasingly tight de facto control over the archipelago and adjacent waters.

The Paracels are not sufficiently consequential to extend China's exclusive economic zone, according to the UN Convention on the Law of the Sea. However, any rock that stays dry at high tide can "generate" territorial waters out to 12 nautical miles from its shore. The drilling site is 18.5 nautical miles from Triton Island. Thus it would not fall within "Chinese waters" even if Beijing's claim to the Paracels were deemed valid.

According to Chinese reports, the 31,000 tonne, US$1 billion CNOOC drilling rig will remain at the site until August. Launched in 2011, Haiyang Shiyou 981 has reportedly been until now drilling exploratory wells offshore from Hong Kong. The rig is capable of drilling into the seabed at depths of up to 3,000 meters. Vietnamese maps indicate that the new drilling site is less than 1,000 meters beneath sea level.

Also according to Chinese media on May 6, Vietnamese marine police vessels were already "interfering" with the operation of the rig. Beyond doubt, Chinese coast guard vessels are also close at hand. Both nations can deploy considerable naval and air assets to back up their paramilitary forces.

The Haiyang Shiyou 981's deployment thus poses an agonizing dilemma for Hanoi. Like Chinese interference three years ago with Vietnamese oil and gas survey vessels, China's offer to auction off exploration blocks in Vietnam's EEZ and its sometimes successful efforts to intimidate foreign oil firms, this latest provocation threatens not just humiliation but also real economic damage.

Unlike the Philippine military, Vietnam's armed forces are a credible deterrent. No one doubts the courage or discipline of Vietnamese soldiers and sailors, heirs to a millennium of successful resistance to invading armies, particularly Chinese ones. Further, Hanoi has put serious effort into air and naval force modernization in recent years. They are capable of going a few, perhaps several, rounds with the Chinese.

China seems all too hopeful of humiliating Hanoi or, alternatively, of provoking the Vietnamese to attack. Its pursuit of hegemony in the South China Sea, aptly characterized as a "talk and take" strategy, has been intoxicatingly successful so far. Beijing seems intent on impressing world opinion, not on deferring to it. Egged on by populist media, its citizens are spoiling for a fight.

The deployment of the Haiyang Shiyou 981 has created an ugly situation, one that easily escalate into a shooting war. Only Beijing can unwind it -- and only if it cares to.
---
Bắc Kinh vừa đưa một dàn khoan nước sâu vào vùng biển của Việt Nam. [1]

Chế độ Cộng sản Việt Nam đã hy vọng rằng cách hành xử tôn kính của họ đối với TQ có thể làm dịu đi tham vọng thôn tính biển Đông của gã láng giềng khổng lồ phương Bắc này. Nhưng với việc đưa dàn khoan nước sâu HD-981 vào thăm dò khai thác dầu khí ở ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, Bắc Kinh đã đập tan hy vọng này và đặt Hà Nội vào một tình thế vô cùng khó xử.

Trong giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã từng là quốc gia đưa ra những lời phê phán mạnh mẽ nhất đối với tuyên bố chủ quyền của TQ đối với hầu hết Biển Đông, khi Hà Nội đang hy vọng sẽ tập hợp được một mặt trận thống nhất từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á với sự hỗ trợ (ít nhất là một cách ngấm ngầm) bởi sức mạnh hải quân Mỹ. Sự miễn cưỡng của cộng đồng của ASEAN trong việc thách thức Trung Quốc đã khiến Mỹ không có được một nền tảng cần có cho một chính sách mạnh mẽ trong khu vực Biển Đông. Washington cũng chưa bao giờ tỏ ra mặn mà với việc cung cấp sự bảo đảm về mặt phòng thủ cho những nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông khác với Trung Quốc, kể cả đối với người đồng minh mà nó đã ký hiệp ước phòng thủ là Manila.

Trong hoàn cảnh như vậy, một thái độ nhún nhường dù ḳhôṇg được người dân ủng hộ, dường như là lựa chọn có thể xoa dịu được Bắc Kinh và tạo ra được sự kiềm chế. Đặc biệt từ khi chính phủ mới của Tập Cận Bình lên nắm quyền, các nhà lãnh đạo VN đã hết sức nỗ lực để cải thiện mối quan hệ với gã hàng xóm thô lỗ của mình.

Vào những năm 2012 và 2013, khi TQ "thực thi chủ quyền" của mình trên các rạn san hô trong vùng biển Philippines, phản ứng của HN là hoàn toàn im lặng. Khi TQ cử một đội tàu nhỏ để cắm cờ TQ trên bãi James ở phía Đông Mã Lai, VN cũng không hề lay chuyển. Khi tàu hải giám của TQ đuổi ngư dân VN ra khỏi ngư trường truyền thống gần quần đảo Hoàng Sa, đường dây nóng giữa Hà Nội và Bắc Kinh chẳng thấy vang lên lời phản đối nào. Khi căng thẳng bùng lên giữa Nhật Bản và TQ về quần đảo Điếu Ngư, Hà Nội vẫn khăng khăng giữ thái độ hoàn toàn im lặng. Khi Manila yêu cầu HN cùng tham gia khởi kiện TQ lên Tòa án Công lý quốc tế, Hà Nội đã hoàn toàn né tránh. 

Trong hai năm qua, chỉ có hai sự kiện - cả hai đều diễn ra vào tháng Tám năm 2012 - đã khiến Hà Nội để lộ ra cơn thịnh nộ của mình. Đầu tiên là việc Công ty quốc gia khai thác dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc (Chinese National Offshore Oil, CNOOC) đã gửi lời mời đến các công ty dầu khí nước ngoài để chào giá thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi ở vùng bờ biển miền Trung Việt Nam. Thứ hai là việc thành lập "Thành phố Tam Sa" của Bắc Kinh trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa làm trung tâm hành chính và quân sự cho sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông. 

Trong suốt thời gian hai năm đó, bất kỳ lúc nào hoàn cảnh cho phép thì các nhà lãnh đạo Việt Nam đều  đã không bỏ lỡ cơ hội tán dương mối quan hệ hợp tác anh em với các đối tác Trung Quốc. Hà Nội dường như đã lý luận rằng tình trạng hòa hoãn tương đối giữa hai nước là hoàn toàn có thể,một khi Tập Cận Bình và và nhóm thân cận của ông ta đã hoàn toàn thực sự nắm được các đòn bẩy quyền lực.

Trong thời gian chuẩn bị cho việc chuyển giao thế hệ tại Bắc Kinh, những kẻ theo chủ nghĩa Sô-vanh nước lớn ở Trung Quốc đã rất gay gắt trong việc kích động chống Việt Nam.Rõ ràng là Hà Nội đã hy vọng rằng sau khi đã nắm được quyền lực ở trung ương, Tập Cận Bình và các cộng sự của ông ta sẽ ra lệnh cho cấp dưới giảm bớ việc tuyên truyền chống Việt Nam và tránh những hành động khiêu khích. Hoàn toàn tin tưởng vào điều này, các cơ quan an ninh nội bộ của Việt Nam đã gia tăng đàn áp các blogger bất đồng chính kiến; đây là một cử chỉ để chứng tỏ với Bắc Kinh, nhưng đã không có tác dụng dập tắt những lời chỉ trích của công chúng đối với chính sách “nhu nhược” của chế độ trước Trung Quốc.

Tại Hội nghị Shangri La vào tháng Chín năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi Trung Quốc và các thành viên khác hợp tác để "xây dựng lòng tin chiến lược." Tài hùng biện của ông Dũng đã được nhiệt liệt hoan nghênh nhưng, giờ đây khi dàn khoan HD-981 đã thả neo trong khu vực 120 km ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, liệu có quốc gia nào trong danh sách dài các đối tác của Hà Nội có hành động gì ngoài các lời nói đầu môi trước sự phản đối của Việt Nam?

Những lựa chọn khó khăn cho Hà Nội
Tin tức về việc triển khai dàn khoan nước sâu của TQ đã nổ ra vào ngày 4/5, khi một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối lời cảnh báo thường kỳ của Cục Quản lý an toàn hàng hải của Trung Quốc. Một bản đồ được cung cấp bởi công ty dầu khí của nhà nước, công ty PetroVietnam, cho thấy một chiếc tàu của CNOOC đang ở vị trí khoảng 34 km về phía nam của đảo Tri Tôn, hòn đảo nằm ở ngoài cùng ở phía tây nam trong quần đảo Hoàng Sa, và cách 221 km ở phía đông của đảo Lý Sơn (trớ trêu thay, đây chính là nơi Việt Nam có Hạm đội với thâm niên vài trăm năm nuôi trồng, đánh bắt hải sản ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa).

Việc triển dàn khoan HD-981 là "bất hợp pháp và vô giá trị", phát ngôn viên của Việt Nam đã tuyên bố, và nói thêm rằng vị trí này là hoàn toàn nằm trên thềm lục địa của Việt Nam.

Không phải như vậy, Bắc Kinh nói. Địa điểm đặt dàn khoan là "hoàn toàn nằm trong vùng biển của quần đảo Tây Sa của Trung Quốc."

Hà Nội bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, một nhóm đảo nhỏ và các rạn san hô nằm rải rác về phía nam của đảo Hải Nam và phía đông của miền Trung Việt Nam. Bắc Kinh đã đánh bại các đơn vị đồn trú đóng trên một số quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa (chế độ Sài Gòn) vào năm 1974 và kể từ đó nó đã thực hiện ngày càng chặt chẽ việc kiểm soát trên thực tế trên quần đảo này và vùng biển lân cận.
Quần đảo Hoàng Sa mà TQ đã chiếm đóng vẫn không đủ để cho phép TQ mở rộng vùng đặc quyền kinh tế, xét theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, bất kỳ bãi đá nào không bị ngập khi thủy triều lên cũng có thể "tạo ra" vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ biển của nó. Vị trí khoan là 18,5 hải lý tính từ đảo Tri Tôn. Do đó nó sẽ không nằm trong "lãnh hải của Trung Quốc" ngay cả khi tuyên bố của Bắc Kinh đối với quần đảo Hoàng Sa được coi là hợp lệ.

Theo báo cáo của Trung Quốc, dàn khoan nặng 31.000 tấn và trị giá 1 tỷ USD của CNOOC sẽ duy trì ở vị trí hiện nay đến tháng Tám. Ra mắt vào năm 2011, cho đến nay dàn khoan HD-981 được báo cáo là đã thực hiện khoan thăm dò ngoài khơi từ Hồng Kông. Dàn khoan này có khả năng khoan xuống đáy biển ở độ sâu đến 3.000 mét. Bản đồ Việt Nam cho thấy rằng vị trí khoan mới là ít hơn 1.000 mét dưới mực nước biển.

Cũng theo truyền thông Trung Quốc ngày 6 /5, tàu cảnh sát biển Việt Nam đã "can thiệp" vào các hoạt động của dàn khoan. Chẳng còn nghi ngờ nữa, các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc cũng đã được đưa đến khu vực này. Cả hai quốc gia cũng có thể triển khai các tàu hải quân và không lực để bảo vệ các lực lượng bán quân sự của họ. 

Việc triển khai dàn khoan HD-981 của TQ do đó đang đặt ra một tình thế khó xử và đau đầu cho Hà Nội. Tương tự như sự can thiệp của Trung Quốc cách đây ba năm đối với tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam, việc Trung Quốc đề nghị đấu giá lô thăm dò dầu khí trong vùng EEZ của Việt Nam và những nỗ lực đôi khi thành công của TQ trong việc đe dọa các công ty dầu mỏ nước ngoài, hành động khiêu khích mới nhất này đang đe dọa không chỉ làm nhục mà còn gây ra những thiệt hại kinh tế thực sự cho Việt Nam. 

Không giống như quân đội Philippines, lực lượng vũ trang của Việt Nam là một sự cản trở đáng kể đối với TQ. Không ai nghi ngờ về lòng dũng cảm và tinh thần kỷ luật của quân sĩ và thủy thủ Việt Nam, những người đã thừa kế một thiên niên kỷ những kinh nghiệm chiến đấu thành công chống quân xâm lược, mà đặc biệt là từ Trung Quốc. Hơn nữa, trong những năm gần đây Hà Nội cũng đã thực sự nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân của mình. Họ có khả năng thực hiện một số trận đánh, thậm chí có thể là nhiều trận, với Trung Quốc. 

Trung Quốc dường như đang rất muốn làm nhục Hà Nội, hoặc ngược lại, kích động để Việt Nam tấn công. Việc theo đuổi chính sách bá quyền ở khu vực Biển Đông, được mô tả rất đúng là chiến lược "vừa đánh vừa đàm”, cho đến nay vẫn luôn đặc biệt thành công. Bắc Kinh dường như đang muốn tạo ấn tượng với dư luận thế giới, chứ không hề né tránh nó. Bị kích thích bởi các phương tiện truyền thông cổ vũ cho chủ nghĩa dân túy, người dân Trung Quốc đang sôi sục muốn tiến hành một cuộc chiến tranh. 

Việc triển khai dàn khoan HD-981 đã tạo ra một tình huống xấu dễ dàng có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh thực sự. Chỉ Bắc Kinh mới có thể làm dịu tình hình -  và chỉ khi nó có quan tâm.
---

References

[1] Đây là một bài dịch của cô Phương Anh.
[2] Viets Gamble Vainly on Appeasement in South China Sea

No comments :